img
Người viết: Khánh Huyền
Ngày viết: 06-12-2023

Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là những nhân vật lịch sử nổi tiếng tại đây, mà còn là những di sản văn hóa, những phong tục tập quán của các dân tộc tại cổ trấn này, một trong số đó là Bạc Miêu, hãy đi khám phá để biết rõ hơn về Bạc Miêu, một di sản văn hóa lịch sử tại Phượng Hoàng Cổ Trấn nhé!

Đôi nét về tộc người Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn

 

Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn
Người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

 

Phượng Hoàng cổ trấn với lịch sử hơn ngàn năm, nơi đây là nơi hội tụ của nhiều nhóm dân tộc thiểu số, một trong số đó là dân tộc Miêu. Nơi đây có hơn 55 dân tộc và người Miêu chiếm vị trí thứ 5 về dân số.

 

Dân tộc Miêu là một dân tộc với nhiều phong tục văn hóa độc đáo từ trang phục truyền thống đến những sản phẩm thủ công tinh xảo, kiến trúc nhà ở, trang sức bằng bạc, quần áo nhuộm tự chế,... tất cả đều khiến cho bất cứ ai cũng phải ấn tượng.

 

Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn
Trang phục truyền thống của người Miêu gắn liền với lịch sử ngàn năm của nghề làm bạc

 

Phượng Hoàng từng là trung tâm của nhiều cuộc nổi dậy của người Miêu, nó khốc liệt đến mức khiến nhà Minh (1368-1644) phải xây dựng Trường Thành phía Nam. Bức tường này vẫn sừng sững ở ngoại ô thị trấn, và hiện là một điểm thu hút khách du lịch. Các điểm tham quan đáng chú ý khác của địa phương bao gồm: Lâu đài Huang Si Qiao, một trong những lâu đài được bảo tồn tốt nhất từ ​​thời nhà Đường (618-907); Trường Sinh Cung; Cung Triều Dương; và Đền Thiên Vương.

 

Dân tộc Miêu không chỉ một nhóm dân cư sinh sống bình thường tại cổ trấn nữa, mà họ như một nhân chứng sống, những người bảo tồn duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của Phượng Hoàng cổ trấn.

 

Bạc Miêu di sản văn hóa lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn

 


Một trong những nét đẹp trong văn hóa của người dân tộc Miêu tại cổ trấn đó chính là Bạc Miêu, chúng không chỉ là những công cụ dùng để phục vụ con người nữa, mà chúng còn được coi như là di sản văn hóa lịch sử của cổ trấn.

 

Có câu nói “ Bạc Miêu, là nét điểm tô nơi đầu trăng, là dấu vết trên đồ đằng. Trải qua muôn vàn gọt giũa, đắm chìm trong những hoa văn tinh xảo, truyền tải ký ức dân tộc của bao thế hệ người Miêu” 

 

Người dân tộc Miêu rất thích bạc, tại cổ trấn này từ già trẻ lớn bé đều dùng bạc để làm trang sức, có câu nói rất hay “ Không hoa không bạc không phải cô nương” hay “ Áo quần không có bạc thì chả phải là ăn diện”, thế mới thấy bạc không chỉ là một công cụ lạnh lẽo mà nó còn thể hiện cho văn hóa, nét đẹp của dân tộc.

 

Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn
Phụ nữ Miêu cùng trang sức bạc tinh xảo


Để làm ra trang sức bạc, người thợ bạc vừa phải có sự sáng tạo vừa phải có sự khéo léo mới làm ra được những sản phẩm Bạc Miêu tinh xảo. Bạc Miêu để cho ra thành phẩm cần rất nhiều lần nung đúc, rèn giũa, uốn hình, kéo sợi, đúc khuôn hơn 30 lần thì mới có được trang sức Bạc Miêu tinh xảo mà đẹp đến từng chi tiết nhỏ.

 

Vẻ đẹp của Bạc Miêu nằm ở kích cỡ, số lượng, trọng lượng, vì Bạc Miêu còn thể hiện cho của cải dồi dào. Cho đến ngày nay viêc đeo Bạc Miêu trước tiên là vì sự thẩm mỹ, bên cạnh đó là sự giàu sang của bản thân và để đuổi tà, cầu bình an. Bên cạnh đó trong phong tục kết hôn của người Miêu, chàng trai sẽ tặng cô gái bạc ngư tín vật định ước, khi cô gái đi lấy chồng cũng sẽ đeo trang sức bạc do người nhà chuẩn bị riêng cho mình làm lễ vật xuất giá.

 

Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn
Một bộ trang sức bạc là vật không thể thiếu khi một cô gái Miêu xuất giá

 

Một trong những hoa văn thường thấy trong trang sức bạc của người Miêu là bươm bướm, cũng mang ý nghĩa văn hóa quan trọng, người Miêu quan niệm rằng bươm bướm đại diện cho ông bà, tổ tiên tin rằng bươm bướm sẽ phù hộ cho thôn làng bình yên, con đàn cháu đống, của cải dồi dào.

 

Ở cổ trấn có rất nhiều gia đình người Miêu làm bạc, truyền từ đời này sang đời khác như một nghề gia truyền, một di sản cần được bảo tồn. Hiện khi đến Phượng Hoàng cổ trấn du lịch bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán các trang sức bằng bạc được làm thủ công tinh xảo, đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất đem lại thu nhập mà nó còn là một di sản văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn.

 

>> Đọc thêm tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn


Tham gia nhóm Giấc Mộng Trung Hoa - Review Du Lịch Có Tâm để chia sẻ kinh nghiệm du lịch và lưu nhiều hình ảnh video đẹp nhé!
 

img
Zalo