
Cảnh đẹp Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là lý do khiến điểm đến này luôn được yêu thích suốt nhiều năm. Vậy 4 cảnh đẹp tại Phượng Hoàng Cổ Trấn mà bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm là những điểm nào? Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé!
Bắc Môn Cổ Thành
Đôi nét về Bắc Môn Cổ Thành cảnh đẹp Phượng Hoàng Cổ Trấn
Còn được gọi là tòa tháp phía Bắc, nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa tháp được xây dựng từ thời nhà Minh với kiến trúc cổ xưa trường tồn bao năm tháng cùng cổ trấn.

Nhân chứng lịch sử trải qua bao thăng trầm
Bắc Môn cổ thành từng là căn cứ quân sự thời xưa, có kết cấu vững chắc có thể phòng thủ xuất sắc. Ngoài chức năng quân sự, tòa tháp còn được xem là “bức tường thành”’ chống lũ lụt cho người dân ở nơi đây.
Bắc Môn Cổ Thành được bao quanh bởi đá xanh và cát đỏ, từ đây bạn có thể ngắm tòa cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn bên con sông Đà Giang thơ mộng.
Hiện tòa tháp vẫn được người dân nơi đây trùng tu và bảo hộ để có thể bảo tồn những nét đẹp cổ xưa của tháp. Nếu bạn là người thích khám phá những công trình kiến trúc cổ đại thì đây là một điểm đến bạn không thể bỏ qua khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Cầu Đá Nhảy

Cầu đá nhảy - một trong những điểm đặc biệt của Phượng Hoàng Cổ Trấn
Cầu được xây dựng vào năm 1704, năm Khang Hy thứ 43. Đây là một trong những điểm nhấn của Phượng Hoàng Cổ Trấn, mà mỗi khi đến đây du khách không thể không tham quan.
Cây cầu được làm bằng các phiến đá hình trụ nguyên khối, cách nhau khoảng 1 bước chân, trải qua bao thăng trầm thời gian đã bị mai một nhiều nhưng đã được người dân tu sửa lại và bảo tồn như báu vật vô giá.
Hiện thân của giá trị văn hóa truyền thống
Cầu đá nhảy còn là hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống của địa phương, tại sao lại nói như thế? Xưa kia khi các chàng trai muốn hỏi vợ, phải gánh sính lễ đi qua cây cầu để thể hiện thành ý, vì vậy cầu cũng được coi như một sợi tơ hồng kết tình duyên vợ chồng cho các đôi trai gái.
Cầu Hồng Kiều

Tổng quan về Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều được xây dựng cách đây khoảng 300 năm. Cầu như một cung đàn vắt qua giữa 2 bên sông Đà Giang góp phần tạo nên phong cảnh hữu tình mà nên thơ tại cổ trấn nghìn năm này.
Cầu có kiến trúc độc đáo, với nhiều nét chạm khắc tỉ mỉ kết hợp hài hòa giữa Á Đông và Trung Quốc.Ban đầu, cây cầu này có hình vòm, làm bằng đá cát đỏ, với 2 trụ chính và 3 vòm cầu. Thiết kế như vậy không chỉ để làm đẹp mà còn làm giảm áp lực dòng chảy của Đà Giang. Đến năm 2000 cầu được trùng tu lại,vẫn giữ gốc cầu là 2 cột trụ với 3 vòm cầu, cong cong soi xuống Đà Giang như cầu vồng. Trên cầu chia thành 2 tầng lầu, có những cửa sổ gỗ nâu trầm, treo đèn lồng đỏ, mái lợp ngói âm dương, tạo cảm giác hoài niệm về thời xa xưa.
Đi qua bao năm tháng khiến cho nơi đây mang hơi thở trầm tích vẻ đẹp khiến người ta hoài niệm về những ngày xưa cũ.
.jpg)
Nên tham quan Cầu Hồng Kiều vào khoảng thời gian nào?
Bất cứ khi nào bạn đến Phượng Hoàng Cổ Trấn thì đều nên ghé qua Cầu Hồng Kiều một lần, để được tận mắt ngắm nhìn nét thi vị của cổ trấn một cách bao quát, để hòa mình vào sự trầm mặc cổ xưa làm ta ngẩn ngơ tại nơi đây.
Những ngôi nhà cổ cảnh đẹp Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nhà cũ Thẩm Tùng Văn

Thẩm Tùng Văn (hay Thẩm Tòng Văn, có nơi dịch Thẩm Từ Văn), sinh năm 1902, mất năm 1988, là một trong những nhà văn thời kỳ hiện đại vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông được biết đến bởi phong cách viết những nét đặc trưng vùng miền, với cách kết hợp thổ ngữ và văn phong cổ Trung Hoa.
Văn hào người Hồ Nam này được sinh ra ở ngôi nhà số 10 trên phố Trung Doanh, trong khu Phố cổ Phượng Hoàng. Ban đầu, đó là nhà của ông nội ông – Thẩm Hoành Phú – cũng là một vị quan trong triều Thanh. Tòa kiến trúc này được xây từ những năm 1860 và rồi được truyền qua các thế hệ, trải qua những thăng trầm, vinh quang cùng trấn cổ.
Ông nổi tiếng với tác phẩm Biên Thành, bên cạnh đó ông cũng là người góp phần vào việc giúp Phượng Hoàng Cổ Trấn được biết đến nhiều hơn tại Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Đến năm 1991, chính quyền liệt kê căn nhà này vào di tích văn hóa cần được bảo tồn và trở thành nhà bảo tàng, lưu giữ những bức thư pháp, bản thảo và chân dung của nhà văn Thẩm Tùng Văn. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn có giá trị lịch sử với kiến trúc mang đậm những nét đặc trưng thời nhà Thanh.
Nhà cũ Hùng Hy Linh

Hùng Hi Linh, sinh năm 1870, mất năm 1937, từng là thủ tướng thứ 4 của Chính phủ Bắc Dương. Khi còn sống ở Phượng Hoàng cổ trấn, ông đã là một học giả, nhà cái cách, chính trị gia của Thanh triều. Ngôi nhà của ông nằm ở phía Bắc phố Văn Tinh, trong một con hẻm nhỏ, từ đó đi 200m về hướng Đông là đến Đà Giang.
Tòa nhà này được xây kiểu tứ hợp viện, khá nhỏ nhưng thiết kế tinh xảo. Bên trong sân nhà còn có một phòng chứa củi, có chiếc cối xay bằng đá, thể hiện sự cần cù, tiết kiệm của gia chủ lúc bấy giờ.
Dương gia từ đường

Từ đường nhà họ Dương nằm ở phía Đông Bắc sông Đà Giang, gần thành Đông Môn. Đây là từ đường nổi tiếng nhất trong số 24 ngôi nhà cổ Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa kiến trúc này thuộc về nhà họ Dương, được xây dựng vào năm 1836. Trước đây, từ đường là nơi thờ cúng, thực hiện các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên. Ngày nay, nơi đây được bảo tồn với chức năng như một bảo tàng văn hóa.
Tham gia nhóm Giấc Mộng Trung Hoa - Review Du Lịch Có Tâm để chia sẻ kinh nghiệm du lịch và lưu nhiều hình ảnh video đẹp nhé!

Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn & 5 Điều Cần Lưu Ý

Top 9 địa điểm checkin nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trấn cổ ngàn năm nhất định nên ghé thăm một lần

Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn & 5 Điều Cần Lưu Ý

Top 9 địa điểm checkin nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn


Du Lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn & 5 Điều Cần Lưu Ý

Top 9 địa điểm checkin nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
